Cách phân loại và xử lí chất thải y tế
Chất thải y tế dùng để chỉ những chất thải có chứa chất nhiễm trùng hoặc là những vật liệu có khả năng truyền nhiễm cho người khác. Bao gồm các loại chất thải từ các cơ sở y tế như bệnh viện, văn phòng bác sĩ, phòng khám nha khoa, cơ sở nghiên cứu y khoa, phòng thí nhiệm và phòng khám thú y.
Các loại chất thải y tế này có thể có chứa các chất lỏng của cơ thể người như máu hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Trong đạo luật theo dõi Chất thải Y tế vào năm 1988 đã định nghĩa rõ ràng rằng: Chất thải y tế là những loại chất thải phát sinh trong khi nghiên cứu y học, chẩn đoán, xét nghiệm, tiêm chủng hay điều trị cho người và động vật. Điển hình như thủy tinh, găng tay, băng gạt, các vật dụng sắc nhọn như kim, dao mổ, khăn giấy và gạc.
>> Xem thêm: Thông cống nghẹt huyện Nhà Bè LH: 0931818750
Nếu như không xử lí chất thải y tế đúng cách sẽ gây ra những nguy cơ gây hại tiềm ẩn. Trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 16 tỷ kim tiêm được sử dụng. Nếu như không xử lí đúng cách sẽ gây ra những ca lây nhiễm mới không mong muốn xảy ra. Theo thông tin từ tổ chức Y tế thế giới WHO thì có khoảng 260.000 ca nhiễm HIV mới xảy ra chỉ vì vấn đề xử lí kim tiêm sai cách.
Phân loại chất thải y tế để bảo vệ chính chúng ta
Ngoài ra, nếu các chất thải y tế này không được xử lí đúng cách còn gây nên những tác hại tiêu cực đến môi trường sống của chúng ta. Hiện nay, một trong số các cách thông dụng để xử lý chất thải này là sử dụng lò đốt. Dù phương án này khá khả thi được áp dụng đối với những loại chất thải y tế không thể hấp tiệt trùng bằng nhiệt hơi. Tuy nhiên, nếu quy trình xử lí này thực hiện không đúng cách thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Bạn có thể phân loại chất thải y tế dựa vào chương trình của WHO, chất thải sẽ được phân thành 6 loại:
- Sharps: Những rác thải sắc nhọn
- Truyền nhiễm
- Phóng xạ
- Bệnh lí
- Dược phẩm
- Rác thải y tế thông thường
Trong bài viết dưới đây thì chúng ta sẽ tiến hành phân rác thải y tế ra thành 4 loại chính cụ thể như sau:
Đây là những chất thải có khả năng gây nhiễm trùng cho con người. Những chất thải này bao gồm mô người, mỡ động vật (chứa trong dịch cơ thể hoặc chứa trong máu), găng tay phẫu thuật đã qua sử dụng và băng gạc thấm máu. Những thiết bị nuôi cấy và thí nghiệm vi sinh cũng được xem là chất thải y tế truyền nhiễm.
Ngoài ra thì những dòng chất thải truyền nhiễm như động vật và mô người cũng có thể dán nhãn là chất thải bệnh lí (chất thải có khả năng chứa mầm bệnh). Nhóm chất thải này đòi hỏi những phương pháp xử lí cụ thể.
>> Xem thêm: Nạo vét hố ga Huyện Củ Chi uy tín chất lượng nhiều ưu đãi
Nhóm thứ 2 là các chất thải y tế phóng xạ. Những chất thải này có thể phát sinh trong quá trình điều trị y học hạt nhân. Ngoài ra thì các liệu pháp điều trị ung thư cùng các thết bị y tế có sử dụng đồng vị phóng xạ. Những chất thải bệnh lí đã bị nhiễm phóng xạ thường được phân loại thành chất thải phóng xạ hơn là nhóm chất thải lây nhiễm.
Chất thải y tế phóng xạ
Nhóm này gồm các loại chất thải có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống của chúng ta. Cụ thể là các loại hóa chất được sử dụng trong công nghiệp và y tế. Một số chất thải cũng có thể được xem là chất thải lây nhiễm vì trong lịch sử có thể chúng đã từng tiếp xúc với mô người hoặc động vật.
Các loại thuốc (bao gồm tác nhân hóa trị) cũng được xem là chất thải nguy hại. Những chất thải sắc nhọn sẽ không chỉ dừng lại ở việc làm chúng ta bị thương mà còn ẩn chứa những mầm bệnh còn sót lại và truyền cho người tiếp xúc tiếp theo. Những chất thải này bao gồm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật như dao mổ, lancet, dụng cụ thủy tinh bị ô nhiễm và các loại đĩa nuôi cấy.
Chất thải y tế thông thường không khác gì so với các chất thải sinh hoạt ở trong hộ gia đình hay phòng làm việc. Điển hình như giấy, chất lỏng, nhựa và bất kì các vật liệu nào chưa bị nêu trong 3 nhóm trên. Đây đều là những chất thải rắn thông thường và chúng sẽ được xử lí bằng cách chôn lấp.
Có nhiều phương pháp để xử lí chất thải y tế, những cách này đều đã được những áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhìn chung, mỗi biện pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau nhưng đều có chung mục đích là làm giảm nguy cơ lây nhiễm đến từ các chất thải này. Một số kim loại nặng và chất thải chứa độc khi giải phóng ra môi trường bên ngoài có thể sẽ gây nên những môi nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.
Phương pháp xử lí chất thải y tế
Trước đây, phương pháp chôn lấp được khá nhiều đơn vị chọn lựa, tuy nhiên theo thời gian thì lượng rác thải sẽ tăng lên và gây ô nhiễm nguồn nước, gây ra những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của những hộ dân xung quanh. hiện nay có những phương pháp xử lí chất thải y tế hữu hiệu hơn như là:
- Thiêu hủy
Đây là phương pháp phổ biến nhất, tuy nhiên thì phương pháp này gây ra những tác động xấu cho môi trường cũng như không thể xử lí được những chất độc chứa trong lượng khói bay ra sau khi đốt. Dù vậy thì phương pháp có chi phí thấp nên vẫn thường được các bệnh viện lựa chọn.
- Xử lí bằng nhiệt ướt
Nhiệt độ trong buồng hấp sẽ được đẩy lên tối thiểu là 121 độ C. Nhiệt độ này sẽ kết hợp cùng áp suất trong buồng hấp để diệt toàn bộ các loại vi khuẩn, bào tử cùng các loại sinh vật gây hại.
- Xử lí bằng hóa chất
Hóa chất cũng sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh vô cùng hiệu quả. Phương pháp sẽ phù hợp với những loại chất thải lỏng như máu và nước thải bệnh viện. Tuy nhiên thì phương pháp này tiềm ẩn những rủi ro cho môi trường nếu như không được xử lí theo đúng quy trình. Các loại hóa chất độc hại còn có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính những người vận hành trực tiếp quá trình xử lí chất thải y tế.
- Phương pháp chiếu xạ vi sóng chất thải y tế
Phương pháp sử dụng tần số để triệt tiêu các vi sinh vật gây hại. Còn vi sóng sẽ làm nóng nước thải để tiêu diệt các mầm bệnh lây nhiễm. Những chất thai rắn và vật liệu sẽ được cắt nhỏ, sau đó được làm ẩm và đưa tới các thiết bị để chiếu xạ. Các loại chất thải y tế sẽ được tiệt trùng bằng vi sóng trong vòng 20 phút, sau đó các chất thải y tế sẽ được nén chặt lại để đưa qua khâu xử lí tiếp theo.
Tuy nhiên thì phương pháp này có chi phí đầu tư, vận hành khá cao, cách này cũng không thể xử lí được các loại chất thải bằng kim loại.
Chất thải y tế ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường, do đó cần có những cách xử lí chất thải y tế đúng đắn. Bài viết đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về cách phân loại cũng như những phương pháp để xử lí chất thải y tế. Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.