Công ty Nạo vét hố ga Hưng Thịnh 09318181750

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghệ ứng dụng mà bạn cần biết

Nước thải sinh hoạt là 1 trong những nguồn nước gặp nhiều ô nhiễm nhất hiện nay. Để việc xử lý nước thải sinh hoạt được thuận lợi luôn đòi hỏi 1 quy trình xử lý nước thải hợp lý, đồng bộ và hệ thống công nghệ tân tiến, hiện đại dễ ứng dụng. Bài viết sau sẽ nêu lên 1 số thông tin về quy trình cũng như các công nghệ xử lý nước thải phổ biến để bạn tham khảo rõ ràng hơn.

timhieuvequytrinhxulinuocthai

Tìm hiểu về quy trình xử lý nước thải 

Tìm hiểu thông tin về nguồn nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước được phát sinh từ các hoạt động thường ngày của con người như các hoạt động tắm gội, ăn uống, vệ sinh… 

Ngoài các hộ gia đình riêng lẻ thì tại trung tâm thương mại, các khu đô thị, khu chung cư, các tòa nhà, nhà hàng, khu resort nghỉ dưỡng…ngày nay đều phải có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo quy trình xử lý nước thải tiêu chuẩn.

>> Xem thêm: Nạo vét hố ga khu dân cư Hưng Thịnh uy tín giá rẻ bất ngờ

Những thành phần thường có trong nước thải sinh hoạt

Thông qua kết quả thống kê, có thể thấy nước thải sinh hoạt thường có những thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ phân hủy sinh học, dầu mỡ, các loại vi sinh vật… 

Trong số các thành phần thì chất hữu cơ chiếm phần lớn nhất trong nước thải sinh hoạt ví dụ như hydrocarbon, hợp chất protein và 1 lượng lớn các chất khó bị phân hủy. Theo nghiên cứu, nồng độ các chất hữu cơ luôn đạt ngưỡng 150mg – 450mg/ lít, trong nồng độ này các động thực vật đều bị mất môi trường sống, thành phần này không tốt cho sự  phát triển và sinh tồn của hệ sinh thái tự nhiên.

nongdocacchathuucokhacaotrongnuocthaisinhhoat

Nồng độ các chất hữu cơ khá cao trong nước thải sinh hoạt 

Ngoài ra, bên trong nước thải sinh hoạt còn có chứa một số lượng lớn các hợp chất hữu cơ và vô cơ, cụ thể như sau:

- Chất lơ lửng: Đây là thành phần chiếm nhiều trong nước thải, tồn tại dưới dạng hạt, cấu tạo cơ thể chiếm đến 75% chất hữu cơ.

- Chất rắn không tan các loại: Các chất này thường bao gồm amoniac,  nitơ hữu cơ, photpho vô cơ và photpho hữu cơ.

- Các loại tảo, rêu, bùn lầy, rác thải không phân hủy chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, vi trùng gây hại khác.

Nhìn chung, các tạp chất trong nước thải sinh hoạt rất cao nên luôn phải đòi hỏi công nghệ xử lý hiện đại và 1 quy trình xử lý nước thải nghiêm ngặt.

Những tác hại mà nước thải sinh hoạt gây ra

Sau đây là những tác hại mà nước thải sinh hoạt gây ra cho trái đất mà bạn nên biết:

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Đầu tiên, mùi hôi bốc lên từ nước thải sinh hoạt gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Ban đầu, có thể khiến con người cảm thấy ngột ngạt, có cảm giác khó chịu, trong mùi hôi có chứa nhiều mầm bệnh, các loại vi khuẩn có khả năng lơ lửng trong không khí, lâu dài chúng sẽ khiến người dân trong khu vực mắc 1 số bệnh bệnh về da và các bệnh về đường hô hấp.

Ngoài ra, tại những nơi có tụ nước bẩn, càng để lâu ngày các loại ruồi, nhặng, côn trùng sẽ bu đến, sinh sôi và phát triển. Việc này sẽ gây mất vệ sinh khu vực nghiêm trọng. Đồng thời, chúng cũng góp phần truyền nhiễm các mầm bệnh cho người dân sinh sống gần đó. 

Làm mất mỹ quan khu vực sinh sống

Khi nguồn nước bị ô nhiễm, dòng sông trong khu vực sẽ biến thành màu đen sánh đặc, dần dần sẽ xuất hiện nhiều rác thải nổi lềnh bềnh làm mất mỹ quan khu vực cư dân sinh sống.

nguonnuoconhiemgayanhhuongdensuckhoevamatmyquankhuvuc

Nguồn nước ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và mất mỹ quan khu vực

Làm suy giảm chất lượng cuộc sống của cư dân trong khu đô thị

Khi xuất hiện nguồn nước bẩn, cảnh quan bị tàn phá nghiêm trọng, nền kinh tế khu vực khó có thể phát triển, chất lượng sống của cư dân cũng bị giảm sút, cơ sở hạ tầng sẽ sớm bị tụt hậu, bỏ hoang bởi cần nguồn vốn lớn cải tạo cảnh quan để thu hút nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng. Và đây không phải là điều dễ thực hiện.

Một số tiêu chí lựa chọn và các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay

Từ các thông tin kể trên có thể thấy việc xây dựng 1 quy trình lý nước thải sinh hoạt có ứng dụng công nghệ tân tiến là rất cần thiết và cần phải lựa chọn thật kỹ lưỡng. Để lựa chọn được 1 công nghệ tốt thì trước khi quyết định và tiến hành lắp đặt, người ta sẽ đặt ra 1 số câu hỏi để kiểm tra một số tiêu chí:

- Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có cách thức hoạt động như thế nào?

- Hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt có ổn định không?

- Nguồn vốn cần bỏ ra mua công nghệ là bao nhiêu? Có tương xứng với công năng của công nghệ đó hay không?

- Cần bao nhiêu thời gian để hoàn thiện lắp đặt?

- Cách vận hành hệ thống như thế nào? Có dễ sử dụng không?

- Tuổi thọ của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt này là bao lâu? Có độ bền như thế nào?

Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như là: Công nghệ AAO có chi phí vận hành khá thấp, nền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBR sử dụng màng lọc sinh học, công nghệ xử lý nước thải sinh học với giá thể di động MBBR và cuối cùng là công nghệ xanh đặc biệt được ứng dụng cụm “rễ sinh học”.

>> Xem thêm: Công ty thông cống nghẹt quận Bình Tân Hưng Thịnh

Các bước trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt 

Bước 1: Giai đoạn tiến hành sàng lọc 

Bước đầu tiên trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt là cho nguồn nước thải đi qua  thiết bị sàng lọc. Tại đây, các loại rác thải như vải vụn, nhựa, mảnh gỗ… và dầu mỡ sẽ được lọc ra, nhân viên tiến hành rửa và ép sau đó tiến hành xử lý tại bãi chôn lấp.

Bước 2: Tiến hành loại bỏ sạn

Tại đây các loại tạp chất có trọng lượng nhưng mịn như sỏi hoặc cát sẽ được loại bỏ khỏi nguồn nước thải sinh hoạt.

Bước 3: Giai đoạn xử lý sơ cấp nước thải

Tại đây các vật liệu còn tồn đọng sẽ bị lắng lại trong bể lắng và vật liệu lắng thường là bùn sơ cấp. Chúng sẽ được bơm từ đáy bể và lượng nước thải ra bể từ phía trên. Tại giai đoạn này cần thêm 1 số hóa chất bổ sung để loại bỏ photpho trong nước.

Bước 4: Thực hiện công tác sục khí

Tại đây, các chất có khả năng gây ô  nhiễm  sẽ được vi sinh vật tiêu thụ và chúng sẽ được chuyển hóa thành các mô tế bào, nitơ và nước.

quytrinhxulynuocthaisinhhoatgom8buoc

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt gồm 8 bước

Bước 5: Giai đoạn xử lý thứ cấp

Tại bể lắng thứ cấp hình tròn lớn, nước thải đã được xử lý hơn 90%. Ở đây, bùn hoạt tính sẽ được bơm liên tục từ phần đáy bể lắng và được quay trở lại bể sục khí trong bước 4.

Bước 6: Tiến hành lọc thêm 1 lần nữa

Nước thải sinh hoạt được lọc sạch được bằng cách cho chúng đi qua polyester 10 micron. 

Bước 7: Giai đoạn khử trùng nước thải

Tại bước này, nước thải sẽ được khử trùng bằng tia cực tím. Để đảm bảo nước thải sạch các vi khuẩn gây bệnh.

Bước 8: Bước tiến hành hấp thụ oxy

Lúc này, nước thải đã ở trạng thái chất lượng cao rất ổn định, cần sục khí để đưa lượng oxy hòa tan lên mức cho phép. Sau bước này, nước thải đã loại bỏ được 98% các chất gây hại. Và có thể thải ra sông hồ.

Kết luận

Có thể thấy, việc xử lý nước thải là không hề dễ dàng và chúng cũng đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao. Để loại bỏ được những mầm bệnh trong nguồn nước thải không chỉ đòi hỏi 1 quy trình xử lý nước thải chuyên nghiệp có ứng dụng công nghệ hiện đại mà còn đòi hỏi cái tâm đức của những người lãnh đạo công trình đô thị.

Tin liên quan

Tin tổng hợp